Ngôn ngữ Người_Thổ_(Việt_Nam)

Do quá trình cấu kết dân tộc diễn ra với nhiều giai đoạn khác nhau nên thành phần cấu thành của dân tộc Thổ rất đa dạng, vì vậy không tồn tại 1 thứ tiếng Thổ đơn nhất, tuy nhiên tất cả các nhóm Thổ đều có ngôn ngữ gốc thuộc ngữ chi Việt trong ngữ hệ Nam Á [2]. Theo nhà ngôn ngữ học Nguyễn Hữu Hoành (2009) thì về ngôn ngữ các nhóm Thổ có thể được phân loại như sau[3]

  • Nhóm Tày Poọng, Đan Lai (Ly Hà) được cho là nhóm bản địa tại miền Tây Nghệ An. Sự giống nhau về từ vựng của tiếng Đan Lai và tiếng Tày Poọng lên đến 85% do vậy chúng có thể được coi là các phương ngôn của cùng 1 ngôn ngữ. Tuy nhiên tiếng Tày Poọng hiện nay đang dần mai một, người Tày Poọng hiện nay đang dần chuyển sang nói tiếng Thái và tiếng Việt.
  • Nhóm Cuối tạo thành 1 ngôn ngữ riêng biệt với hai phương ngữ chính là Cuối Chăm (Tân Hợp) và Cuối Đếp (Quang TiếnQuang Phong). Tiếng Cuối cùng với tiếng Tày Poọng-Đan Lai, Tày TumTày Hung bên Lào tạo thành một nhánh riêng trong ngữ chi Việt song song với các ngành Việt-MườngChứt. Tuy vậy, sự giống nhau về từ vựng của tiếng Cuối và Tày Poọng chỉ ở mức 66% thấp hơn cả sự tương đồng của tiếng Việt và các ngôn ngữ Mường
Sơ đồ phân loại các ngôn ngữ Thổ
  • Nhóm Mọn, Họ được cho là các thành viên của 1 thổ ngữ Mường, 2 thứ tiếng này giống nhau đến 98% do vậy được coi là cùng 1 ngôn ngữ, ngôn ngữ của họ từng được Maspéro phân loại là tiếng Nam Mường. Mức độ giống nhau về từ vựng của tiếng Nam Mường với tiếng Mường Bi (Hòa Bình), Mường Ống (Bá Thước, Thanh Hóa) và phương ngữ Nghệ An của tiếng Việt lần lượt là 77%, 79% và 71%. Tuy nhiên từ vựng của Nam Mường lại giống tới 84% so với tiếng Mường ở Như Xuân (Thanh Hóa)
  • Nhóm Kẹo (Nghĩa Quang) sử dụng tiếng Việt dù văn hóa của họ cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ người Cuối và người Thổ Mọn. Ngôn ngữ của họ có tương đồng về từ vựng lên đến 99% với phương ngữ Nghệ An của tiếng Việt, quá trình phát triển ngữ âm cũng tương tự. Ho được cho là có nguồn gốc từ người Việt từ đồng bằng di cư lên miền núi kết hợp với người Cuối, người Mọn đã Việt hóa
  • Nhóm Thổ Lâm La (Nghĩa Đàn, Nghệ An) và Thổ Như Xuân (Thanh Hóa), 2 nhóm này tuy có bộ từ vựng tương đồng cao so với tiếng Việt (lần lượt 94% và 95%). Tuy nhiên quá trình thay đổi về ngữ âm của 2 thứ tiếng trên lại tương đối khác so với tiếng Việt. Ngoài ra, Hoàng Hữu Hoành cũng đề cập rằng quá trình cách tân ngữ âm của Thổ Lâm La và Thổ Như Xuân là tương tự với tiếng Nguồn. Tuy vậy mối quan hệ của Thổ Lâm La, Thổ Như Xuântiếng Nguồn với tiếng Việt và các tiếng Mường khá chồng chéo và không nhất quán do vậy Hoàng Hữu Hoành đã xếp nhóm này thành 2 nhóm riêng biệt cùng với tiếng Nguồn là những nhóm chưa xác định được vị trí trong phân nhánh Việt-Mường